Hạ nhiệt cơ thể khi nắng nóng - ảnh 1
Hạ nhiệt cơ thể khi nắng nóng - ảnh 2
Dùng lô căn (còn gọi là rễ cỏ lau) 50 gr, rau cải 50 gr, củ hành 10 gr. Cách làm: lô căn rửa sạch, cắt đoạn vừa dùng, cải bẹ xanh rửa sạch cắt khúc ngắn, hành củ đập dập. Cho cả 3 loại vào nồi rồi cho vào 4 chén nước, nấu lửa nhỏ đến khi lượng nước còn lại chừng 1 chén rưỡi thì ngưng, lấy nước để dùng. Chia làm hai lần dùng trong ngày. Lô căn có tính hàn (lạnh), vị ngọt, đi vào kinh phế, kinh vị giúp hạ nhiệt cơ thể, giải khát, sinh tân dịch, bù lại lượng dịch cơ thể mất nhiều do nắng nóng. Rau cải vị ngọt hơi the, tính bình hơi ấm vào kinh phế giúp tuyên thông phế khí.
Dùng rau mồng tơi lượng vừa đủ, rửa sạch nấu canh, hoặc luộc ăn. Rau mồng tơi có khí bình, vị ngọt, có chất nhầy, chất sắt, công dụng giải nhiệt, nhuận trường.
Dùng quả cà chua rửa sạch, cắt miếng trộn với một chút đường trắng để dùng, giúp giải nhiệt, trừ khát trong mùa nắng rất hay, còn giúp đường ruột tiêu hóa tốt. Ngoài giải nhiệt, cà chua còn tạo năng lượng giúp cơ thể khỏe. Nếu bị táo bón trong mùa này thì dùng cà chua ăn tươi với rau sống, hoặc đem nấu chín với thịt bò rất hiệu quả.
Theo kinh nghiệm dân gian và cổ truyền thì quả bầu dùng giải nhiệt khi nắng nóng rất tốt, vì quả bầu có tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Dùng bầu tươi, để cả vỏ, chà hết lông, rửa sạch cắt thành từng khúc đem nấu lấy nước uống, ngoài tác dụng giải nhiệt còn bổ dưỡng. Có thể dùng quả bầu gọt bỏ vỏ, đem luộc (hoặc nấu canh với tôm, thịt nạc) để dùng. Nhưng lưu ý với người có tính hàn (lạnh) và bị tê thấp, dạ dày lạnh thì không nên dùng quả bầu thường xuyên.
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá là loại rau giải nhiệt rất hiệu quả, đặc biệt bằng cách rửa sạch ăn sống (dùng kèm với những rau tươi khác).
Theo khách sạn bình thạnh