Phong trào' xin từ chức của lãnh đạp cấp cao ngân hàng thể hiện điều gì?
Chỉ trong vòng một ngày (21/7), trên các trang báo ngập tràn tin tức về các vị lãnh đạo cao cấp ngân hàng đến bí thư huyện ủy đồng loạt từ chức. Thật là một sự lạ lùng!
Khi người lãnh đạo mắc khuyết điểm, thiếu sót hay nhận thấy mình không đủ năng lực, không xứng đáng đảm nhận chức vụ ấy nữa, họ sẽ xin từ chức. Đây là cách ứng xử dựa trên sự tự nhìn nhận bản thân của họ, thể hiện văn hóa, tầm nhìn, tính nhân văn và lòng tự trọng.
Vậy nên việc phải chịu sức ép từ dư luận hay gây ra sự cố khủng khiếp nào đó rồi mới (phải) từ chức là một suy nghĩ chưa hoàn toàn đầy đủ.
Thế nhưng, điều đáng nói ở chỗ, chỉ trong vòng một ngày, trên các trang báo lại ngập tràn tin tức về các vị lãnh đạo cao cấp ngân hàng đến bí thư huyện ủy đồng loạt từ chức. Thật là một sự lạ lùng!
Trước đây, người dân cứ nghĩ rằng việc từ chức với một vị lãnh đạo được liệt vào những hành động “quý” và “hiếm” bao nhiêu thì bây giờ nó lại “tốc độ” bấy nhiêu.
Từ chức đã không còn là chuyện "hiếm" mà lại đang diễn ra như một "phong trào". Ảnh minh họa.
Khi chưa hết ngạc nhiên vì cũng lúc ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank) cùng từ chức và không tiếp tục ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ tới, người dân lại bất ngờ hơn khi hàng loạt các bí thư huyện ủy Thường Tín, Sóc Sơn, Phú Xuyên và phó chủ tịch hội đồng nhân dân các quận, huyện như Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng cũng sẽ được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
Cách đây vài tháng, việc ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An xin từ chức (sau hai lần không thành) đã khiến người dân bất ngờ và tiếc nuối. Lý do ông đưa ra là nếu ông vẫn tiếp tục công việc sẽ làm “cản đường anh em, khiến họ không có cơ hội thử sức" và quan trọng nhất là ông “muốn dành thời gian nghỉ ngơi.” Phải chăng mục đích của những vị lãnh đạo trên cũng giống vậy?
Nếu được vậy thì người dân mừng quá! Không phải hả hê khi những người nói được làm được lại nghỉ việc mà bởi họ ý thức được việc mình làm, sự chủ động ấy thật đáng hoan nghênh và ủng hộ chứ không phải chờ đến khi bị tác động rồi mới “ngậm ngùi” rời “ghế”.
Còn nhớ trong một bài phỏng vấn trước đây, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng - phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng “Vấn đề từ chức thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn pháp luật” quả không sai.
Bởi vậy lịch sử Việt Nam mới ghi nhận những câu chuyện “treo ấn từ quan” của các bậc tiên hiền như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó chẳng phải là cái “văn hóa từ chức” mà ta đang bàn đến hay sao?
Chuyện từ chức ở nước ngoài cũng là điều hết sức bình thường, nhưng ở Việt Nam hiện nay nó lại là một “sự bất thường” trong con mắt nhiều người. Các vị lãnh đạo, thăng chức cũng bị nói mà từ chức cũng bị nghi ngờ. Thăng chức thì người ta chỉ nghĩ: À! Ông này giỏi, được việc. Nhưng hễ có tin ông A, ông B xin nghỉ việc là y rằng mọi suy luận và liên tưởng được phát huy hết khả năng: chắc lại “này nọ lọ chai” rồi nên phải “hạ cánh an toàn” đây.
Nhưng cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và tích cực rằng hành động “từ quan” (chưa nói đến chuyện có ở ẩn hay tiếp tục công việc hoặc chuyển sang lĩnh vực khác) là một việc đáng được trân trọng. Bởi nó không chỉ tốt cho chính người lãnh đạo đó mà còn mở ra nhiều cơ hội cho những người phù hợp với vị trí đó hơn.
Khi mà “thời” và “cơ” đều không thuận lợi, chi bằng chấp nhận thực tại mà từ bỏ, trước khi đẩy vấn đề đi quá xa. Có thể nhiều người cho rằng đó là hành động nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm, nhưng thà “biết mình biết ta” còn hơn “cố đấm ăn xôi” để rồi hỏng việc.
Hơn nữa, tại sao chúng ta không nghĩ rằng, những vị quan chức, họ đảm nhận trách nhiệm cũng là một gánh nặng, “quyền hạn” đi đôi với “nghĩa vụ”, họ cũng đã cống hiến (dù ít dù nhiều), giờ là lúc nghỉ ngơi, nhường lại trách nhiệm cho thế hệ sau. Thay đổi luôn là quy luật tất yếu của cuộc sống này.
So với việc khư khư “giữ ghế” của những người kém năng lực và phẩm chất lãnh đạo, khiến người dân ngán ngẩm thì việc từ chức khi cảm thấy đã không còn phù hợp, không còn uy tín để tiếp tục đảm đương công việc và trách nhiệm được giao nữa (chứ không phải vì vi phạm) quả đáng khâm phục. Tưởng tượng ra cảnh “trồng hoa, câu cá, chơi cờ,...” như các bậc tiền bối thời xưa, an nhàn sống cùng con cháu thật thong dong tự tại biết bao.
Tiền tài, danh vọng ai chẳng muốn có, và có càng nhiều càng tốt. Thiết nghĩ, có được đã giỏi, nhưng từ bỏ được còn giỏi hơn.
“Có tật giật mình” hay không chỉ người trong cuộc mới rõ. Nhưng ít nhất, chúng ta cũng đã coi trọng việc “buông bỏ” như một thứ “xa xỉ” trong suy nghĩ của nhiều vị lãnh đạo.
Hy vọng những người kế nhiệm sẽ nhìn nhận vào thực tế, những bài học (cả thành công lẫn thất bại) mà các bậc tiền bối để lại mà rút kinh nghiệm và làm tốt hơn.
Khachsanbinhthanh24h.com
Tags: Khachsanbinhthanh24h.com, khach san, từ chức,
Khi người lãnh đạo mắc khuyết điểm, thiếu sót hay nhận thấy mình không đủ năng lực, không xứng đáng đảm nhận chức vụ ấy nữa, họ sẽ xin từ chức. Đây là cách ứng xử dựa trên sự tự nhìn nhận bản thân của họ, thể hiện văn hóa, tầm nhìn, tính nhân văn và lòng tự trọng.
Vậy nên việc phải chịu sức ép từ dư luận hay gây ra sự cố khủng khiếp nào đó rồi mới (phải) từ chức là một suy nghĩ chưa hoàn toàn đầy đủ.
Thế nhưng, điều đáng nói ở chỗ, chỉ trong vòng một ngày, trên các trang báo lại ngập tràn tin tức về các vị lãnh đạo cao cấp ngân hàng đến bí thư huyện ủy đồng loạt từ chức. Thật là một sự lạ lùng!
Trước đây, người dân cứ nghĩ rằng việc từ chức với một vị lãnh đạo được liệt vào những hành động “quý” và “hiếm” bao nhiêu thì bây giờ nó lại “tốc độ” bấy nhiêu.
Từ chức đã không còn là chuyện "hiếm" mà lại đang diễn ra như một "phong trào". Ảnh minh họa.
Khi chưa hết ngạc nhiên vì cũng lúc ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank) cùng từ chức và không tiếp tục ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ tới, người dân lại bất ngờ hơn khi hàng loạt các bí thư huyện ủy Thường Tín, Sóc Sơn, Phú Xuyên và phó chủ tịch hội đồng nhân dân các quận, huyện như Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng cũng sẽ được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
Cách đây vài tháng, việc ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An xin từ chức (sau hai lần không thành) đã khiến người dân bất ngờ và tiếc nuối. Lý do ông đưa ra là nếu ông vẫn tiếp tục công việc sẽ làm “cản đường anh em, khiến họ không có cơ hội thử sức" và quan trọng nhất là ông “muốn dành thời gian nghỉ ngơi.” Phải chăng mục đích của những vị lãnh đạo trên cũng giống vậy?
Nếu được vậy thì người dân mừng quá! Không phải hả hê khi những người nói được làm được lại nghỉ việc mà bởi họ ý thức được việc mình làm, sự chủ động ấy thật đáng hoan nghênh và ủng hộ chứ không phải chờ đến khi bị tác động rồi mới “ngậm ngùi” rời “ghế”.
Còn nhớ trong một bài phỏng vấn trước đây, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng - phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng “Vấn đề từ chức thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn pháp luật” quả không sai.
Bởi vậy lịch sử Việt Nam mới ghi nhận những câu chuyện “treo ấn từ quan” của các bậc tiên hiền như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó chẳng phải là cái “văn hóa từ chức” mà ta đang bàn đến hay sao?
Chuyện từ chức ở nước ngoài cũng là điều hết sức bình thường, nhưng ở Việt Nam hiện nay nó lại là một “sự bất thường” trong con mắt nhiều người. Các vị lãnh đạo, thăng chức cũng bị nói mà từ chức cũng bị nghi ngờ. Thăng chức thì người ta chỉ nghĩ: À! Ông này giỏi, được việc. Nhưng hễ có tin ông A, ông B xin nghỉ việc là y rằng mọi suy luận và liên tưởng được phát huy hết khả năng: chắc lại “này nọ lọ chai” rồi nên phải “hạ cánh an toàn” đây.
Nhưng cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và tích cực rằng hành động “từ quan” (chưa nói đến chuyện có ở ẩn hay tiếp tục công việc hoặc chuyển sang lĩnh vực khác) là một việc đáng được trân trọng. Bởi nó không chỉ tốt cho chính người lãnh đạo đó mà còn mở ra nhiều cơ hội cho những người phù hợp với vị trí đó hơn.
Khi mà “thời” và “cơ” đều không thuận lợi, chi bằng chấp nhận thực tại mà từ bỏ, trước khi đẩy vấn đề đi quá xa. Có thể nhiều người cho rằng đó là hành động nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm, nhưng thà “biết mình biết ta” còn hơn “cố đấm ăn xôi” để rồi hỏng việc.
Hơn nữa, tại sao chúng ta không nghĩ rằng, những vị quan chức, họ đảm nhận trách nhiệm cũng là một gánh nặng, “quyền hạn” đi đôi với “nghĩa vụ”, họ cũng đã cống hiến (dù ít dù nhiều), giờ là lúc nghỉ ngơi, nhường lại trách nhiệm cho thế hệ sau. Thay đổi luôn là quy luật tất yếu của cuộc sống này.
So với việc khư khư “giữ ghế” của những người kém năng lực và phẩm chất lãnh đạo, khiến người dân ngán ngẩm thì việc từ chức khi cảm thấy đã không còn phù hợp, không còn uy tín để tiếp tục đảm đương công việc và trách nhiệm được giao nữa (chứ không phải vì vi phạm) quả đáng khâm phục. Tưởng tượng ra cảnh “trồng hoa, câu cá, chơi cờ,...” như các bậc tiền bối thời xưa, an nhàn sống cùng con cháu thật thong dong tự tại biết bao.
Tiền tài, danh vọng ai chẳng muốn có, và có càng nhiều càng tốt. Thiết nghĩ, có được đã giỏi, nhưng từ bỏ được còn giỏi hơn.
“Có tật giật mình” hay không chỉ người trong cuộc mới rõ. Nhưng ít nhất, chúng ta cũng đã coi trọng việc “buông bỏ” như một thứ “xa xỉ” trong suy nghĩ của nhiều vị lãnh đạo.
Hy vọng những người kế nhiệm sẽ nhìn nhận vào thực tế, những bài học (cả thành công lẫn thất bại) mà các bậc tiền bối để lại mà rút kinh nghiệm và làm tốt hơn.
Khachsanbinhthanh24h.com
Tags: Khachsanbinhthanh24h.com, khach san, từ chức,
Các tin khác
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông