Những bất cập lớn trong việc mua bao hiểm y tế hộ gia đình
Ngày 13/4, đoàn giám sát của HĐND TPHCM đã làm việc với UBND quận 7 sau khi có quá nhiều kiến nghị của cử tri về những bất cập trong việc mua bảo hiểm y tế.
Đại lý bảo hiểm y tế không nắm được thủ tục, quy định
Theo Bảo hiểm xã hội quận 7, đến nay cũng mới chỉ có khoảng 10% người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Mặc dù đã tuyên truyền, vận động rất nhiều nhưng khi các đại lý trực tiếp làm việc với người dân mới thấy nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập, nhất là từ khi việc trả thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện qua bưu điện.
Bà Nguyễn Thị Kiều Phương Loan, Phó chủ tịch UBND phường Tân Quy cho biết, trước đây khi phường xã trả trực tiếp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân thì còn có thể thực hiện được đúng thời hạn, nhưng từ khi áp dụng trả thẻ bảo hiểm y tế qua đường bưu điện khiến người dân phải đợi ít nhất 15 ngày mới có thể nhận được thẻ thay vì 11 ngày như trước.
Ông Châu Tiến Dũng (phường Tân Thuận Đông) thắc mắc: Người dân địa phương mua bảo hiểm y tế tại đại lý phường, tại sao không nhận luôn thẻ bảo hiểm y tế tại đại lý mà phải mất công chuyển qua bưu điện, như vậy có hợp lý hay không? Nếu xảy ra thất lạc trong quá trình vận chuyển thì sẽ như thế nào?
Thủ tục kê khai bảo hiểm y tế vẫn còn rườm rà đối với cả người mua mới và người gia hạn thẻ khiến người dân gặp không ít khó khăn, nhất là với những đối tượng là người cao tuổi, người lao động có dân trí thấp.
Bên cạnh đó, có một thực tế là bản thân các đại lý bảo hiểm y tế phường xã không được cập nhật thường xuyên các thay đổi của văn bản nên đã xảy ra không ít trường hợp đại lý thu sai đối tượng, yêu cầu một số thủ tục không có trong quy định, áp đặt nơi khám chữa bệnh ban đầu…
Đại diện Ban Văn hóa xã hội HĐND TP thất vọng: “Đến đại lý còn không hiểu rõ thủ tục, quy định thì làm sao tuyên truyền, bán được bảo hiểm y tế cho người dân?”
“Thả trôi” lao động tự do
Một trong những vấn đề được đoàn giám sát của HĐND TP đặt ra là những đối tượng như lao động tự do, lao động nhập cư, công nhân trong các khu nhà trọ trên địa bàn có được mua bảo hiểm y tế hay không trong khi số lao động nhập cư đang chiếm khoảng 1/3 dân số địa bàn?
Mặc dù theo Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), những người lao động tự do tối đa trong 3 tháng phải khai báo tạm trú. Vì thế, theo nguyên tắc, họ có sổ tạm trú sẽ được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, thế nhưng khi áp dụng vào thực tế mới thấy xuất hiện rất nhiều vấn đề.
Ông Châu Tiến Dũng cho biết, công nhân nhà trọ, lao động tự do phải có đăng ký tạm trú KT3 trên địa bàn hoặc được xác nhận tạm trú cùng chủ hộ mới được mua bảo hiểm y tế với điều kiện toàn bộ thành viên trong hộ khẩu đó cũng phải tham gia bảo hiểm y tế. Điều này là quá khó đối với công nhân hoặc lao động tự do.
Bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM khẳng định, chỉ cần lao động tự do có sổ lưu trú xác nhận của công an địa phương là có thể được mua bảo hiểm y tế với điều kiện tất cả các thành viên có tên trong sổ lưu trú đó cũng phải tham gia.
Bà Huyền ví dụ: Một dãy nhà trọ khoảng 10 phòng, mỗi phòng 4-5 người thì không thể yêu cầu chủ nhà trọ phải kê khai toàn bộ 40-50 người này khi mua bảo hiểm y tế hộ gia đình mà chỉ cần từng phòng trọ đã có sổ lưu trú và xác nhận của công an địa phương là có thể mua được bảo hiểm y tế trong trường hợp tất cả các thành viên trong phòng trọ đó cũng phải cùng mua bảo hiểm y tế.
Với điều kiện bắt buộc này, theo các đại lý, người lao động tự do sẽ vô cùng khó khăn và hầu như không mua được bảo hiểm y tế.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM nhấn mạnh, bảo hiểm xã hội quận phải tăng cường phối hợp với các phường để cập nhật những thay đổi trong văn bản, chính sách, thủ tục; phải khắc phục những vướng mắc đang tồn tại trong các khâu thủ tục hành chính, đừng đẩy cái khó cho người dân. Tags: bao hiem y te, ho gia dinh, y te, bao hiem, tạm tru, bao hiem xa hoi
Đại lý bảo hiểm y tế không nắm được thủ tục, quy định
Theo Bảo hiểm xã hội quận 7, đến nay cũng mới chỉ có khoảng 10% người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Mặc dù đã tuyên truyền, vận động rất nhiều nhưng khi các đại lý trực tiếp làm việc với người dân mới thấy nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập, nhất là từ khi việc trả thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện qua bưu điện.
Bà Nguyễn Thị Kiều Phương Loan, Phó chủ tịch UBND phường Tân Quy cho biết, trước đây khi phường xã trả trực tiếp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân thì còn có thể thực hiện được đúng thời hạn, nhưng từ khi áp dụng trả thẻ bảo hiểm y tế qua đường bưu điện khiến người dân phải đợi ít nhất 15 ngày mới có thể nhận được thẻ thay vì 11 ngày như trước.
Ông Châu Tiến Dũng (phường Tân Thuận Đông) thắc mắc: Người dân địa phương mua bảo hiểm y tế tại đại lý phường, tại sao không nhận luôn thẻ bảo hiểm y tế tại đại lý mà phải mất công chuyển qua bưu điện, như vậy có hợp lý hay không? Nếu xảy ra thất lạc trong quá trình vận chuyển thì sẽ như thế nào?
Thủ tục kê khai bảo hiểm y tế vẫn còn rườm rà đối với cả người mua mới và người gia hạn thẻ khiến người dân gặp không ít khó khăn, nhất là với những đối tượng là người cao tuổi, người lao động có dân trí thấp.
Bên cạnh đó, có một thực tế là bản thân các đại lý bảo hiểm y tế phường xã không được cập nhật thường xuyên các thay đổi của văn bản nên đã xảy ra không ít trường hợp đại lý thu sai đối tượng, yêu cầu một số thủ tục không có trong quy định, áp đặt nơi khám chữa bệnh ban đầu…
Đại diện Ban Văn hóa xã hội HĐND TP thất vọng: “Đến đại lý còn không hiểu rõ thủ tục, quy định thì làm sao tuyên truyền, bán được bảo hiểm y tế cho người dân?”
“Thả trôi” lao động tự do
Một trong những vấn đề được đoàn giám sát của HĐND TP đặt ra là những đối tượng như lao động tự do, lao động nhập cư, công nhân trong các khu nhà trọ trên địa bàn có được mua bảo hiểm y tế hay không trong khi số lao động nhập cư đang chiếm khoảng 1/3 dân số địa bàn?
Mặc dù theo Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), những người lao động tự do tối đa trong 3 tháng phải khai báo tạm trú. Vì thế, theo nguyên tắc, họ có sổ tạm trú sẽ được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, thế nhưng khi áp dụng vào thực tế mới thấy xuất hiện rất nhiều vấn đề.
Ông Châu Tiến Dũng cho biết, công nhân nhà trọ, lao động tự do phải có đăng ký tạm trú KT3 trên địa bàn hoặc được xác nhận tạm trú cùng chủ hộ mới được mua bảo hiểm y tế với điều kiện toàn bộ thành viên trong hộ khẩu đó cũng phải tham gia bảo hiểm y tế. Điều này là quá khó đối với công nhân hoặc lao động tự do.
Bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM khẳng định, chỉ cần lao động tự do có sổ lưu trú xác nhận của công an địa phương là có thể được mua bảo hiểm y tế với điều kiện tất cả các thành viên có tên trong sổ lưu trú đó cũng phải tham gia.
Bà Huyền ví dụ: Một dãy nhà trọ khoảng 10 phòng, mỗi phòng 4-5 người thì không thể yêu cầu chủ nhà trọ phải kê khai toàn bộ 40-50 người này khi mua bảo hiểm y tế hộ gia đình mà chỉ cần từng phòng trọ đã có sổ lưu trú và xác nhận của công an địa phương là có thể mua được bảo hiểm y tế trong trường hợp tất cả các thành viên trong phòng trọ đó cũng phải cùng mua bảo hiểm y tế.
Với điều kiện bắt buộc này, theo các đại lý, người lao động tự do sẽ vô cùng khó khăn và hầu như không mua được bảo hiểm y tế.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Phó ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM nhấn mạnh, bảo hiểm xã hội quận phải tăng cường phối hợp với các phường để cập nhật những thay đổi trong văn bản, chính sách, thủ tục; phải khắc phục những vướng mắc đang tồn tại trong các khâu thủ tục hành chính, đừng đẩy cái khó cho người dân. Tags: bao hiem y te, ho gia dinh, y te, bao hiem, tạm tru, bao hiem xa hoi
Các tin khác
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông