Khi nào thì cảnh sát được nổ súng
Như tin đã đưa, Rạng sáng 6/9, Nguyễn Văn Hữu (26 tuổi) sang nhà hàng xóm là Trương Thị Cam Ly (23 tuổi, ở thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang) gây chuyện. Thanh niên này đánh Ly bất tỉnh rồi túm chân con gái mới 13 ngày tuổi quay vòng trên không, dọa giết cháu bé.
Nhận tin báo, thiếu tá Lê Minh Chánh - Trưởng công an thị trấn Dương Đông cùng 3 cấp dưới đến hiện trường.
Cơ quan chức năng mất hơn 1 giờ thuyết phục, bắn chỉ thiên nhưng Hữu vẫn không chịu thả con chị Ly mà còn hung hăng hơn. Vị trưởng công an thị trấn đã nổ súng vào bụng thanh niên này, giải cứu bé gái. Nghi can được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Giám đốc Công ty luật TNHH Đức Chánh, TP HCM) cho biết, hành động nổ súng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng và tài sản của công dân. Vì thế, công an phải xem xét vào từng tình huống cụ thể, mức độ nguy hiểm của tội phạm để quyết định sử dụng loại vũ khí này.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, người thi hành công vụ được nổ súng trong các trường hợp sau:
- Nghi can đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
- Nghi can đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Nghi can thực hiện cướp súng của người thi hành công vụ.
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Nghi can đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại.
- Được phép bắn vào phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Nghi can điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do nghi can phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có nghi can phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
- Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Cũng theo Pháp lệnh này, người thi hành công vụ phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của nghi can để quyết định việc nổ súng.
"Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi tội phạm, sau khi đã cảnh báo mà nghi can không tuân theo. Việc cảnh báo trước khi nổ súng được thể hiện bằng mệnh lệnh qua lời nói hoặc bắn chỉ thiên.
Không nổ súng vào nghi can khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác", luật sư nói.
Nhận tin báo, thiếu tá Lê Minh Chánh - Trưởng công an thị trấn Dương Đông cùng 3 cấp dưới đến hiện trường.
Cơ quan chức năng mất hơn 1 giờ thuyết phục, bắn chỉ thiên nhưng Hữu vẫn không chịu thả con chị Ly mà còn hung hăng hơn. Vị trưởng công an thị trấn đã nổ súng vào bụng thanh niên này, giải cứu bé gái. Nghi can được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Giám đốc Công ty luật TNHH Đức Chánh, TP HCM) cho biết, hành động nổ súng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng và tài sản của công dân. Vì thế, công an phải xem xét vào từng tình huống cụ thể, mức độ nguy hiểm của tội phạm để quyết định sử dụng loại vũ khí này.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 22 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, người thi hành công vụ được nổ súng trong các trường hợp sau:
- Nghi can đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
- Nghi can đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Nghi can thực hiện cướp súng của người thi hành công vụ.
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Nghi can đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại.
- Được phép bắn vào phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Nghi can điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do nghi can phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có nghi can phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
- Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Cũng theo Pháp lệnh này, người thi hành công vụ phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của nghi can để quyết định việc nổ súng.
"Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi tội phạm, sau khi đã cảnh báo mà nghi can không tuân theo. Việc cảnh báo trước khi nổ súng được thể hiện bằng mệnh lệnh qua lời nói hoặc bắn chỉ thiên.
Không nổ súng vào nghi can khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác", luật sư nói.
Ngoài ra, theo luật sư Chánh, trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí này gây ra. Như vậy, việc thiếu tá Chánh đang thực hiện nhiệm vụ, nổ súng theo đúng quy định của pháp luật, giải cứu an toàn bé sơ sinh bị nghi can khống chế, dọa giết.
Tags: khachsanbinhthanh24h.com, khach san, nổ súng, sức khoẻ, tính mạng
Các tin khác
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông