Cư dân tòa nhà Keangnam lo sợ bị bỏ rơi

Trước thông tin tòa nhà Keangnam (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có thể bị lừa bán cho quỹ đầu tư Qatar với giá 800 triệu USD và Tập đoàn Keangnam tuyên bố phá sản, nhiều cư dân tá hỏa vác đơn kêu cứu khắp nơi để đòi lại gần 200 tỷ tiền quỹ bảo trì đã nộp.

Trung bình người dân phải bỏ đến 8-11 tỷ đồng để mua một căn hộ tại Keangnam, giờ còn “mua” thêm nỗi lo mất tiền quỹ bảo trì. Ảnh: Như Ý.

Trung bình người dân phải bỏ đến 8-11 tỷ đồng để mua một căn hộ tại Keangnam, giờ còn “mua” thêm nỗi lo mất tiền quỹ bảo trì. 
Nhà giàu cũng khóc

Năm 2008, đỉnh điểm cơn sốt đất, tòa nhà Keangnam được bán với giá 3.000 USD/m2. Như vậy, trung bình, mỗi căn hộ có giá từ 8 - 11 tỷ đồng tùy vào diện tích. Nhiều khách hàng phải trả tiền chênh vài trăm triệu đồng để chọn được căn ưng ý. Sau hơn 4 năm đi vào sử dụng, mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư liên tục căng thẳng liên quan đến phí bảo trì căn hộ.

Theo ông Cẩn, từ cuối năm 2012 đến nay, Ban Quản trị đã 11 lần làm việc với Công ty TNHH MTV Keangnam Vina qua văn bản, đề nghị làm rõ các thông tin liên quan về quỹ bảo trì tòa nhà và yêu cầu phía Keangnam chuyển lại toàn bộ quỹ cho Ban Quản trị hoặc làm thủ tục để Ban đồng sở hữu tài khoản quỹ bảo trì tại ngân hàng. Tuy nhiên, phía Keangnam Vina chỉ phúc đáp lại bốn lần. Lần phúc đáp gần nhất ngày 27/3/2015, phía Keangnam Vina thông báo tổng quỹ bảo trì tính đến ngày 27/3/2015 là hơn 125 tỷ đồng (đã bao gồm phần lãi suất ngân hàng); phần đã sử dụng là 1,7 tỷ đồng. Còn lại hơn 123 tỷ đồng, Keangnam Vina sẽ trả 5 tỷ đồng/tháng, từ nay đến năm 2039. Phương án này của Keangnam Vina không được cư dân ủng hộ do số tiền trả hàng năm còn thấp hơn lãi suất ngân hàng.

Trước những thông tin lừa bán tòa Keangnam Việt Nam, Tập đoàn Keangnam đang đứng trước nguy cơ phá sản khiến nhiều cư dân ở tòa nhà Keangnam Hà Nội như “ngồi trên lửa”. Ông Cẩn đại diện Ban Quản trị tòa nhà đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo gấp UBND thành phố Hà Nội, các bộ, ngành liên quan yêu cầu chủ đầu tư Keangnam khẩn trương hoàn trả quỹ bảo trì 2% đúng quy định. Trong trường hợp Tập đoàn Keangnam phá sản, Chính phủ chỉ chấp nhận chuyển nhượng tài sản sau khi đã hoàn trả cho cư dân Keangnam Hà Nội khoản phí bảo trì này.

Ông Trần Xuân Trạch, cư dân tòa nhà, chia sẻ: “Bỏ ra gần 7 tỷ đồng về sống tại tòa nhà cao nhất Việt Nam nhưng hơn 4 năm nay, cư dân ở đây quá khổ khi phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến chủ đầu tư như: phí dịch vụ, gửi xe. Đặc biệt, quỹ bảo trì của cư dân đang bị chủ đầu tư chiếm dụng và có nguy cơ không đòi được”. Chị Thúy Hiền bức xúc: “Căn hộ tôi có diện tích 118m2, lúc mua giá 2.580 USD/m2 và nhiều loại tiền đóng khác nhưng dịch vụ tại chung cư cao cấp này kém. Vệ sinh công cộng tại toà nhà bẩn, hành lang luôn bám đầy bụi. Tôi không nghĩ chủ đầu tư nước ngoài lại làm ăn thiếu chuyên nghiệp đến vậy”.

Cơ quan chức năng “bỏ rơi” cư dân?

Theo ông Cẩn, Trưởng Ban đại diện tòa nhà Keangnam, Ban Quản trị gửi 2 công văn đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bí thư Thành ủy Hà Nội để yêu cầu chính quyền vào cuộc giúp cư dân. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ ý kiến chỉ đạo nào. Cư dân đang “đơn phương độc mã” trong việc đòi lại quyền lợi.

Về những rủi ro của khách hàng tại tòa Keangnam, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Cty Luật Basico, cho biết, hiện luật có nhiều kẽ hở chủ đầu tư lợi dụng. Vì vậy, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà, với tư cách là bên yếu thế trong giao dịch với các Cty kinh doanh bất động sản. Theo ông Đức, gần 200 tỷ đồng tiền phí bảo trì chung cư là khoản tiền mà chủ đầu tư đang nợ người mua nhà. Nếu Cty phá sản, cư dân có nguy cơ mất số tiền đó. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, khoản nợ này không thuộc vào khoản nợ được ưu tiên trả trước các khoản nợ khác. Đây cũng là một sự hạn chế bảo vệ người mua nhà chung cư của Luật Nhà ở năm 2006 cũng như luật mới có hiệu lực từ  1/7/2015.

Trao đổi với PV , bà Vũ Minh Thảo, đại diện truyền thông của Keangnam Vina, cho biết: “Hiện Ban lãnh đạo Keangnam không biết việc mua bán tòa nhà. Chúng tôi sẽ có buổi làm việc với Ban đại diện cư dân để làm rõ tiền quỹ bảo trì”.  

Trao đổi với PV , ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho biết: “Bộ không can thiệp giữa tranh chấp cư dân và chủ đầu tư tòa nhà Keangnam và cư dân có thể kiện chủ đầu tư để đòi quỹ bảo trì tòa nhà”.

Theo khachsanbinhthanh24h.com

Tags: khachsan,binhthanh, tòa nhà, truyền thông,chủ đầu tư, phá sản, Keangnam Vina, bảo vệ
Các tin khác
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Xem trộm đoạn chat của con gái lớp 7, chị Hà sốc khi thấy cô bé ngoan, học giỏi lại văng tục...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ nhiều khiến phụ nữ trên 40 tuổi...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
​Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Cho rằng bị coi thường, Khôi cầm dao rựa chém ông anh đang ngồi trước máy vi tính ở trong nhà.
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Vé số trúng thưởng gần 100 tỷ của Vietlott lần thứ 3 được phát hành tại TP HCM.
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Anh Đồng là bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM ấn tượng bởi "xin bác sĩ mổ...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Xác định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải taxi, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kiện của Vinasun.

khach san pho co quan binh thanh, khách sạn phố cổ quận bình thạnh