"Chết khát" giữa lòng Thủ Đô
Tận dụng nước thải để tái sử dụng, tiết kiệm từng chai nhỏ và phải chạy vạy khắp nơi xin nước là tình trạng hàng nghìn người dân sống tại hai tòa nhà N09B1, N09B2, KĐTM Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) đang phải hứng chị suốt 1 tuần qua.
Khốn khổ vì mất nước sạch
Dù không xảy ra tình trạng vỡ đường ống nước hay mất điện, hai tòa nhà nhà N09B1, N09B2, khu đô thị mới (KĐTM) Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn mất nước sạch suốt một tuần nay, khiến sinh hoạt của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn.
Mất nước sạch giữa ngày nắng nóng gần 40 độ C, nhiều người dân sinh sống tại đây cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu. Chị Nguyễn Minh Tâm, sống tại tòa nhà N09B1 cho biết, gia đình chị đã chi hết hơn 1 triệu đồng để mua nước sạch nhưng vẫn không đủ dùng. “Tôi đã mua tất cả gần 30 bình nước lavie loại 19 lít với giá gần 50.000 đồng/bình. Nói là 19 lít nhưng chỉ xài một lúc là lại hết một bình vì nhà có hai đứa con nhỏ, nhu cầu nước sạch rất lớn” – chị Tâm chia sẻ.
Ban quản lý tòa nhà đã mua tất cả 20 xe nước, mỗi xe nước 6m3 có giá 800.000 đồng. Ảnh: Tô Thành Tâm
Theo chị Tâm, trong đường ống nước chảy vào tòa nhà vẫn có khá nhiều nước nhưng không đủ áp lực để bơm lên cao. “Nước chỉ chảy vào đến bể ngầm dự trữ ở tầng 1 được thôi, không làm cách nào bơm cho dân dùng được vì khối lượng quá ít” – chị Tâm than thở.
Vì vậy, dù căn hộ của gia đình ở tầng 20 nhưng hàng ngày, hai vợ chồng chị đều phải tranh thủ mọi lúc chạy xuống tầng 1 canh chừng nước, hứng được ít nước nào lại lặn lội xách lên nhà tích trữ. Chị Tâm nói: “Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đợi được nước nên hai vợ chồng tôi thường phải chạy khắp các tòa nhà bên cạnh, xin mỗi nơi một ít”.
Ngày 19/4, nước chảy về bể chứa khá nhiều nhưng chỉ đủ cho người dân dùng trong vòng 4 tiếng, sau đó lại tiếp tục mất cho đến nay.
Không chỉ riêng gia đình chị Tâm mà hàng trăm hộ gia đình khác cũng vướng phải những câu chuyện dở khóc, dở cười vì mất nước sạch. Bà Nguyễn Thị Mận (70 tuổi, sống tại khu N09B2), chia sẻ: “Sáng nay, đứa cháu nhà tôi đi vệ sinh mà không có nước dội, nhà cửa bốc mùi kinh hoàng trong khi bố mẹ nó lại đi làm hết. Tôi già yếu vậy mà cũng phải lần mò từ tầng 10 xuống tầng 1 nhờ các chú bảo vệ trèo thang xuống bể ngầm vét hộ ít nước để dọn dẹp. Chuyện nói như đùa mà lại là thật. Sống ở khu đô thị nhìn sang trọng như vậy mà không có nước sạch để dùng”.
Theo bà Tâm, từ hôm mất nước sạch, gia đình bà trải qua nhiều tình huống bi hài. “Tôi nhớ hôm đầu tiên mất nước sạch, con dâu tôi đang tắm, xà bông đầy người mà phải quấn khăn áo sang tòa nhà bên cạnh tắm nhờ”.
Không riêng gia đình bà Tâm, một tuần nay, tất cả các hộ dân sống ở hai tòa nhà phải vắt óc nghĩ đủ mọi cách để tiết kiệm nước sạch nhưng vẫn hết sức thiếu thốn. “Chúng tôi ở đây sắp chết khát rồi! Bây giờ chỉ mong sao có nước dùng thoải mái là sung sướng lắm” – bà Tâm nhấn mạnh.
Loay hoay tìm hướng giải quyết
Theo ông Tô Thành Tâm, trưởng ban quản lý hai tòa nhà, N09B1 và N09B2 có 300 hộ dân sinh sống với khoảng hơn 1.000 người, nhu cầu tiêu thụ nước sạch trung bình khoảng 160m3/ngày.
Tuy nhiên, từ trước Tết Nguyên Đán, hai tòa nhà này đã thường xuyên thiếu nước. Từ tháng 3/2015, khi thời tiếng bắt đầu nắng ấm, nhu cầu tiêu thụ nước sạch của người dân càng tăng mạnh, dao động từ 180 đến 200m3/ngày nhưng lượng nước cung cấp về lại rất ít khiến bể ngầm dự trữ luôn ở trong tình trạng vơi cạn.
Trước tình hình đó, ban quản lý hai tòa nhà đã nhiều lần gửi công văn đến UBND quận Cầu Giấy, Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy, Ban quản lý KĐTM Dịch Vọng cầu cứu. “Các ban ngành có về kiểm tra nhưng nhưng tình hình thiếu nước sạch vẫn đâu vào đấy” – ông Tâm cho biết.
Ban quản lý tòa nhà lại tiếp tục gửi công văn đến các cấp có liên quan. Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy đã về kiểm tra và nói, đường ống dẫn nước vào KĐT vẫn hoạt động bình thường. Điều đó có nghĩa là xí nghiệp này vẫn bơm nước đều đặn đến KĐT nhưng do Ban quản lý dự án phân phối không đều đến các tòa nhà.
Trong khi đó, khi đến thực tế để kiểm tra, Ban quản lý KĐTM Dịch Vọng lại cho rằng, lý do mất nước sạch là do Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy không cung ứng đủ khiến áp lực nước không đủ mạnh để chảy về tới hai tòa nhà N09B1 và B2, vốn nằm ở cuối khu đô thị.
“Tất cả người dân ở đây chỉ quan tâm đến việc khi nào có nước để dùng, chúng tôi không quan tâm trách nhiệm vụ mất nước sạch là do ai nhưng câu hỏi bao giờ mới đến ngày có đủ nước sạch đến nay vẫn không có ai trả lời” – ông Tâm bức xúc.
Từ tháng 3, Ban quản lý hai tòa nhà N09B1 và N09B2 đã nhiều lần kiến nghị Ban quản lý dự án KĐTM Dịch vọng kiểm tra lại việc cung cấp nước sạch, tuy nhiên, mọi việc vẫn không có chuyển biến.
Theo anh Nguyễn Văn Khương (thanh viên Ban quản lý hai tòa nhà), dân cư tòa nhà đã phải bỏ ra hơn 20 triệu đồng thuê xe bồn chở nước về dùng với giá 800.000 đồng/xe nước 6 khối. “Tuy nhiên, với số nước 120m3 ấy, hai tòa nhà chỉ dùng được 2 tiếng là cạn.
Anh Khương cho biết, sau khi Ban quản lý dự án KĐTM Dịch Vọng và Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy ngồi họp bàn lại với nhau thì đến ngày 19/4, tình hình mất nước sạch đã ít nhiều được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng nước chảy về bể chứa vẫn rất ít nên người dân chỉ đủ nước dùng khoảng 4 tiếng vào cuối buổi chiều.
Tags: khách sạn, bình thạnh, nước sạch, cung cấp, quản lý, tòa nhà, Hà Nội, nước sạch Hà Nội
Khốn khổ vì mất nước sạch
Dù không xảy ra tình trạng vỡ đường ống nước hay mất điện, hai tòa nhà nhà N09B1, N09B2, khu đô thị mới (KĐTM) Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn mất nước sạch suốt một tuần nay, khiến sinh hoạt của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn.
Mất nước sạch giữa ngày nắng nóng gần 40 độ C, nhiều người dân sinh sống tại đây cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu. Chị Nguyễn Minh Tâm, sống tại tòa nhà N09B1 cho biết, gia đình chị đã chi hết hơn 1 triệu đồng để mua nước sạch nhưng vẫn không đủ dùng. “Tôi đã mua tất cả gần 30 bình nước lavie loại 19 lít với giá gần 50.000 đồng/bình. Nói là 19 lít nhưng chỉ xài một lúc là lại hết một bình vì nhà có hai đứa con nhỏ, nhu cầu nước sạch rất lớn” – chị Tâm chia sẻ.
Ban quản lý tòa nhà đã mua tất cả 20 xe nước, mỗi xe nước 6m3 có giá 800.000 đồng. Ảnh: Tô Thành Tâm
Theo chị Tâm, trong đường ống nước chảy vào tòa nhà vẫn có khá nhiều nước nhưng không đủ áp lực để bơm lên cao. “Nước chỉ chảy vào đến bể ngầm dự trữ ở tầng 1 được thôi, không làm cách nào bơm cho dân dùng được vì khối lượng quá ít” – chị Tâm than thở.
Vì vậy, dù căn hộ của gia đình ở tầng 20 nhưng hàng ngày, hai vợ chồng chị đều phải tranh thủ mọi lúc chạy xuống tầng 1 canh chừng nước, hứng được ít nước nào lại lặn lội xách lên nhà tích trữ. Chị Tâm nói: “Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đợi được nước nên hai vợ chồng tôi thường phải chạy khắp các tòa nhà bên cạnh, xin mỗi nơi một ít”.
Ngày 19/4, nước chảy về bể chứa khá nhiều nhưng chỉ đủ cho người dân dùng trong vòng 4 tiếng, sau đó lại tiếp tục mất cho đến nay.
Không chỉ riêng gia đình chị Tâm mà hàng trăm hộ gia đình khác cũng vướng phải những câu chuyện dở khóc, dở cười vì mất nước sạch. Bà Nguyễn Thị Mận (70 tuổi, sống tại khu N09B2), chia sẻ: “Sáng nay, đứa cháu nhà tôi đi vệ sinh mà không có nước dội, nhà cửa bốc mùi kinh hoàng trong khi bố mẹ nó lại đi làm hết. Tôi già yếu vậy mà cũng phải lần mò từ tầng 10 xuống tầng 1 nhờ các chú bảo vệ trèo thang xuống bể ngầm vét hộ ít nước để dọn dẹp. Chuyện nói như đùa mà lại là thật. Sống ở khu đô thị nhìn sang trọng như vậy mà không có nước sạch để dùng”.
Bể vẫn còn nước nhưng không đủ để bơm lên các tầng trên.
Theo bà Tâm, từ hôm mất nước sạch, gia đình bà trải qua nhiều tình huống bi hài. “Tôi nhớ hôm đầu tiên mất nước sạch, con dâu tôi đang tắm, xà bông đầy người mà phải quấn khăn áo sang tòa nhà bên cạnh tắm nhờ”.
Không riêng gia đình bà Tâm, một tuần nay, tất cả các hộ dân sống ở hai tòa nhà phải vắt óc nghĩ đủ mọi cách để tiết kiệm nước sạch nhưng vẫn hết sức thiếu thốn. “Chúng tôi ở đây sắp chết khát rồi! Bây giờ chỉ mong sao có nước dùng thoải mái là sung sướng lắm” – bà Tâm nhấn mạnh.
Đa số các gia đình đều phải mua nước đóng chai về dùng.
Theo ông Tô Thành Tâm, trưởng ban quản lý hai tòa nhà, N09B1 và N09B2 có 300 hộ dân sinh sống với khoảng hơn 1.000 người, nhu cầu tiêu thụ nước sạch trung bình khoảng 160m3/ngày.
Tuy nhiên, từ trước Tết Nguyên Đán, hai tòa nhà này đã thường xuyên thiếu nước. Từ tháng 3/2015, khi thời tiếng bắt đầu nắng ấm, nhu cầu tiêu thụ nước sạch của người dân càng tăng mạnh, dao động từ 180 đến 200m3/ngày nhưng lượng nước cung cấp về lại rất ít khiến bể ngầm dự trữ luôn ở trong tình trạng vơi cạn.
Trước tình hình đó, ban quản lý hai tòa nhà đã nhiều lần gửi công văn đến UBND quận Cầu Giấy, Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy, Ban quản lý KĐTM Dịch Vọng cầu cứu. “Các ban ngành có về kiểm tra nhưng nhưng tình hình thiếu nước sạch vẫn đâu vào đấy” – ông Tâm cho biết.
Hóa đơn tiền mua nước của hai toàn nhà tại KĐTM Dịch Vọng.
Ban quản lý tòa nhà lại tiếp tục gửi công văn đến các cấp có liên quan. Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy đã về kiểm tra và nói, đường ống dẫn nước vào KĐT vẫn hoạt động bình thường. Điều đó có nghĩa là xí nghiệp này vẫn bơm nước đều đặn đến KĐT nhưng do Ban quản lý dự án phân phối không đều đến các tòa nhà.
Trong khi đó, khi đến thực tế để kiểm tra, Ban quản lý KĐTM Dịch Vọng lại cho rằng, lý do mất nước sạch là do Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy không cung ứng đủ khiến áp lực nước không đủ mạnh để chảy về tới hai tòa nhà N09B1 và B2, vốn nằm ở cuối khu đô thị.
“Tất cả người dân ở đây chỉ quan tâm đến việc khi nào có nước để dùng, chúng tôi không quan tâm trách nhiệm vụ mất nước sạch là do ai nhưng câu hỏi bao giờ mới đến ngày có đủ nước sạch đến nay vẫn không có ai trả lời” – ông Tâm bức xúc.
Từ tháng 3, Ban quản lý hai tòa nhà N09B1 và N09B2 đã nhiều lần kiến nghị Ban quản lý dự án KĐTM Dịch vọng kiểm tra lại việc cung cấp nước sạch, tuy nhiên, mọi việc vẫn không có chuyển biến.
Theo anh Nguyễn Văn Khương (thanh viên Ban quản lý hai tòa nhà), dân cư tòa nhà đã phải bỏ ra hơn 20 triệu đồng thuê xe bồn chở nước về dùng với giá 800.000 đồng/xe nước 6 khối. “Tuy nhiên, với số nước 120m3 ấy, hai tòa nhà chỉ dùng được 2 tiếng là cạn.
Anh Khương cho biết, sau khi Ban quản lý dự án KĐTM Dịch Vọng và Xí nghiệp nước sạch Cầu Giấy ngồi họp bàn lại với nhau thì đến ngày 19/4, tình hình mất nước sạch đã ít nhiều được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng nước chảy về bể chứa vẫn rất ít nên người dân chỉ đủ nước dùng khoảng 4 tiếng vào cuối buổi chiều.
Theo khách sạn bình thạnh
Các tin khác
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông