Cảnh báo đầy trên báo mà vẫn có người bị lừa chuyển tiền qua điện thoại?
Liên tiếp những khuyến cáo, cảnh báo được đưa ra về thủ đoạn của đối tượng lừa đảo, tự xưng là người đại diện của cơ quan pháp luật gọi điện thoại đến nhà người dân, rồi hướng dẫn họ chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để… phục vụ công tác điều tra; nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy. Theo đại diện Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội, riêng từ tháng 4-2015 trở lại đây, có khoảng 10 người đã mắc bẫy lừa, với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.
2 đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền qua điện thoại bị cơ quan công an bắt giữ
Nằng nặc đòi chuyển tiền
Ghi nhận của Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về trường hợp mắc bẫy lừa mới đây nhất là hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thái M., trú ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Ngày 1-6, bà M. nhận được điện thoại của một người tự xưng là điều tra viên Công an TP.HCM đang điều tra vụ án rửa tiền liên quan đến bà M. Người này yêu cầu bà M. phải gửi 160 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân để… khẳng định sự vô tội.
Ban đầu, bà M. tỏ ra “rắn”, khẳng định không liên quan đến vụ việc. Lập tức, “điều tra viên” dọa đã thu thập đủ chứng cứ khởi tố và sẽ bắt giam bà M. 3 tháng để phục vụ điều tra. Nghe đến đây, bà M. như rụng rời chân tay, răm rắp làm thủ tục chuyển 160 triệu đồng vào tài khoản mang tên Đỗ Thị Son với hứa hẹn của “điều tra viên”: “Trong vòng 48 giờ, nếu làm rõ bà M. không phạm tội sẽ chuyển trả số tiền”. Chuyển tiền xong, bà M. mới bừng tỉnh, kiểm tra thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Trước bà M., tại địa bàn TP. Đà Lạt từng có 2 người bị lừa với tổng số tiền lên tới hơn 1,7 tỷ đồng.
Không chỉ ở Lâm Đồng, tại địa bàn Hà Nội, cũng từ tháng 4 đến nay, cơ quan chức năng ghi nhận khoảng 10 trường hợp mắc bẫy lừa bởi thủ đoạn nêu trên. Trong đó, có trường hợp bị lừa nhiều nhất lên đến gần 1 tỷ đồng. “Các vụ việc thường xảy ra liên tiếp theo khu vực cùng quận, huyện; và cho dù cơ quan chức năng đã liên tiếp cảnh báo, vẫn có người mắc bẫy”, chỉ huy Phòng cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao cho biết.
Bàn tay của tội phạm ngoại
Phương thức và những vụ việc bị phát hiện thời gian gần đây cho thấy, đối tượng gây án có nhiều nhóm, và có sự câu kết giữa tội phạm nước ngoài với đối tượng trong nước. Cuối tháng 5 vừa qua, Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp với các đơn vị chức năng đã bắt giữ một nhóm người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, sử dụng công nghệ giả đầu số điện thoại để lừa đảo công dân Trung Quốc ở bên kia biên giới.
Trước khi bị bắt, nhóm này đã thực hiện trót lọt vụ lừa đảo nhằm vào một người dân tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Chúng giả danh Công an Trung Quốc, thông báo với nạn nhân là tên tuổi của họ nằm trong danh sách một tổ chức tội phạm đang bị điều tra. Nhóm lừa đảo gây sức ép với nạn nhân, nếu không hợp tác sẽ bị bắt giam, tịch thu toàn bộ tài sản. Bằng trò lừa này, chúng đã chiếm đoạt được 7.000 Nhân dân tệ.
Bàn tay của tội phạm ngoại cũng thể hiện rõ nét trong vụ án liên quan đến các đối tượng Zheng Zhuen (35 tuổi), Zheng Ke Xi (40 tuổi), đều mang quốc tịch Trung Quốc; và Lê Thị Ánh (42 tuổi, trú ở Quảng Ninh). Xuất phát từ những phi vụ lừa đảo, vòi tiền qua điện thoại xảy ra liên tiếp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu những tháng cuối năm 2014, CQĐT Bộ Công an đã xác lập chuyên án đấu tranh. Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định sau khi nhận được tiền của các bị hại ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đối tượng đã rút tiền bằng thẻ ATM tại TP Móng Cái và Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Khoanh dần các manh mối, CQĐT làm rõ vai trò của Lê Thị Ánh. Tuy nhiên, đối tượng này thuê một nam thanh niên mở tài khoản ngân hàng để giao dịch, và trả công mỗi lần rút tiền là 200.000 đồng. Nhận tiền, Ánh tìm cách gửi cho Zheng Zhuen. Sau khi bị bắt, Ánh khai được Zheng Zhuen và Zheng Ke Xi thuê làm các công việc chuyển tiền, rút tiền, phiên dịch với mức lượng 2.000 Nhân dân tệ/tháng.
Tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Zheng Ke Xi và Zheng Zhuen, lực lượng chức năng thu được khoảng 120 chiếc thẻ sim điện thoại, 80 thẻ ATM các loại cùng thiết bị phát sóng. Zheng Ke Xi khai nhận được Zheng Zhuen thuê rút tiền tại các cây ATM ở TP Móng Cái với tiền công 3.000 Nhân dân tệ/tháng.
Cảnh giác từ những chi tiết nhỏ
Việc tự xưng là người đại diện của cơ quan pháp luật rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân là điều bất thường. Chưa kể, CQĐT tuyệt đối không bao giờ yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh vô tội, chưa kể yêu cầu đó lại được đưa ra qua điện thoại.
Để phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại.
2 đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền qua điện thoại bị cơ quan công an bắt giữ
Nằng nặc đòi chuyển tiền
Ghi nhận của Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về trường hợp mắc bẫy lừa mới đây nhất là hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thái M., trú ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Ngày 1-6, bà M. nhận được điện thoại của một người tự xưng là điều tra viên Công an TP.HCM đang điều tra vụ án rửa tiền liên quan đến bà M. Người này yêu cầu bà M. phải gửi 160 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân để… khẳng định sự vô tội.
Ban đầu, bà M. tỏ ra “rắn”, khẳng định không liên quan đến vụ việc. Lập tức, “điều tra viên” dọa đã thu thập đủ chứng cứ khởi tố và sẽ bắt giam bà M. 3 tháng để phục vụ điều tra. Nghe đến đây, bà M. như rụng rời chân tay, răm rắp làm thủ tục chuyển 160 triệu đồng vào tài khoản mang tên Đỗ Thị Son với hứa hẹn của “điều tra viên”: “Trong vòng 48 giờ, nếu làm rõ bà M. không phạm tội sẽ chuyển trả số tiền”. Chuyển tiền xong, bà M. mới bừng tỉnh, kiểm tra thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Trước bà M., tại địa bàn TP. Đà Lạt từng có 2 người bị lừa với tổng số tiền lên tới hơn 1,7 tỷ đồng.
Không chỉ ở Lâm Đồng, tại địa bàn Hà Nội, cũng từ tháng 4 đến nay, cơ quan chức năng ghi nhận khoảng 10 trường hợp mắc bẫy lừa bởi thủ đoạn nêu trên. Trong đó, có trường hợp bị lừa nhiều nhất lên đến gần 1 tỷ đồng. “Các vụ việc thường xảy ra liên tiếp theo khu vực cùng quận, huyện; và cho dù cơ quan chức năng đã liên tiếp cảnh báo, vẫn có người mắc bẫy”, chỉ huy Phòng cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao cho biết.
Bàn tay của tội phạm ngoại
Phương thức và những vụ việc bị phát hiện thời gian gần đây cho thấy, đối tượng gây án có nhiều nhóm, và có sự câu kết giữa tội phạm nước ngoài với đối tượng trong nước. Cuối tháng 5 vừa qua, Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp với các đơn vị chức năng đã bắt giữ một nhóm người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, sử dụng công nghệ giả đầu số điện thoại để lừa đảo công dân Trung Quốc ở bên kia biên giới.
Trước khi bị bắt, nhóm này đã thực hiện trót lọt vụ lừa đảo nhằm vào một người dân tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Chúng giả danh Công an Trung Quốc, thông báo với nạn nhân là tên tuổi của họ nằm trong danh sách một tổ chức tội phạm đang bị điều tra. Nhóm lừa đảo gây sức ép với nạn nhân, nếu không hợp tác sẽ bị bắt giam, tịch thu toàn bộ tài sản. Bằng trò lừa này, chúng đã chiếm đoạt được 7.000 Nhân dân tệ.
Bàn tay của tội phạm ngoại cũng thể hiện rõ nét trong vụ án liên quan đến các đối tượng Zheng Zhuen (35 tuổi), Zheng Ke Xi (40 tuổi), đều mang quốc tịch Trung Quốc; và Lê Thị Ánh (42 tuổi, trú ở Quảng Ninh). Xuất phát từ những phi vụ lừa đảo, vòi tiền qua điện thoại xảy ra liên tiếp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu những tháng cuối năm 2014, CQĐT Bộ Công an đã xác lập chuyên án đấu tranh. Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định sau khi nhận được tiền của các bị hại ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đối tượng đã rút tiền bằng thẻ ATM tại TP Móng Cái và Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Khoanh dần các manh mối, CQĐT làm rõ vai trò của Lê Thị Ánh. Tuy nhiên, đối tượng này thuê một nam thanh niên mở tài khoản ngân hàng để giao dịch, và trả công mỗi lần rút tiền là 200.000 đồng. Nhận tiền, Ánh tìm cách gửi cho Zheng Zhuen. Sau khi bị bắt, Ánh khai được Zheng Zhuen và Zheng Ke Xi thuê làm các công việc chuyển tiền, rút tiền, phiên dịch với mức lượng 2.000 Nhân dân tệ/tháng.
Tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Zheng Ke Xi và Zheng Zhuen, lực lượng chức năng thu được khoảng 120 chiếc thẻ sim điện thoại, 80 thẻ ATM các loại cùng thiết bị phát sóng. Zheng Ke Xi khai nhận được Zheng Zhuen thuê rút tiền tại các cây ATM ở TP Móng Cái với tiền công 3.000 Nhân dân tệ/tháng.
Cảnh giác từ những chi tiết nhỏ
Việc tự xưng là người đại diện của cơ quan pháp luật rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân là điều bất thường. Chưa kể, CQĐT tuyệt đối không bao giờ yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh vô tội, chưa kể yêu cầu đó lại được đưa ra qua điện thoại.
Để phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại.
Đặc biệt không chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ; không cung cấp tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác. Khi nhận được cuộc điện thoại nghi ngờ, cần tìm cách thông báo ngay đến cơ quan công an, không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy lừa đảo của tội phạm. Và một điều hết sức quan trọng, hãy trao đổi với những người xung quanh về thủ đoạn này của tội phạm!
Theo khachsanbinhthanh24h.com
Tags: khachsanbinhthanh24h.com, lừa đảo, pháp luật, tài khoản, lừa đảo, chuyển tiền, điện thoại
Các tin khác
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông