Cách bày mâm cúng Táo Quân. Là một tục lệ quen thuộc của người dân Việt Nam trước thềm năm mới, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là mọi căn bếp trong gia đình cũng sẽ ấm lửa hồng và bày biện mâm cúng để tiễn ông Táo cưỡi cá chép về trời.
Về việc bày mâm cỗ cúng Táo quân, có người được bố mẹ hay ông bà chỉ dẫn lại kinh nghiệm, cũng có người chỉ tìm hiểu qua sách báo, hay từ bạn bè xung quanh để biết được cách thức chuẩn bị và thờ cúng ông Táo ngày về trời. Sẽ có rất nhiều “dị bản” trong cung cách cúng bái vì phong tục mỗi vùng miền khác nhau. Dưới đây là cách bày mâm cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp.
|
Những thứ cần chuẩn bị cho mâm cúng Táo quân
Lễ vật cúng Táo công gồm mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc - hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy...
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính người cúng có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu măng, nấu…; hoặc lễ chay với trầu cau, hoa quả cùng giấy vàng bạc.
Lễ vật cúng Táo công gồm mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc
|
1 đĩa gạo;
1 đĩa muối;
5 lạng thịt vai luộc;
1 bát canh măng;
1 đĩa xào thập cẩm;
1 đĩa giò;
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống);
1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả;
3 chén rượu;
1 quả cau, lá trầu;
1 lọ hoa cúc;
1 tập giấy tiền, vàng mã.
Nếu nơi ở của bạn có ao hồ hoặc sông thì mới nên mua cá chép sống để phóng sinh, còn không thì đừng nên thả vô tội vạ mà làm chết cá, vừa hoang phí mà lại không bày tỏ lòng thành được đến Táo Quân.
Mâm cỗ cúng Táo quân thường được đặt trong bếp
|
Để mua các loại vàng mã, trang phục cho Táo Quân. Ngoài các chợ thường ra thì nơi tập trung nhiều mặt hàng này nhất là phố Hàng Mã. Khi mua các gia đình cũng cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:
Năm hành kim thì dùng màu vàng;
Năm hành mộc thì dùng màu trắng;
Năm hành thủy thì dùng màu xanh;
Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ;
Năm hành thổ thì dùng màu đen.
Thời gian cúng lễ tốt nhất là các mẹ nên canh sao cho lễ xong khoảng 12 giờ trưa để các Táo quân kịp “bay về trời”. Có khá nhiều bài khấn Táo Quân bài bản nhưng quá dài sợ các mẹ quên mất, không nhất thiết phải máy móc thuộc lòng, chỉ cần có lòng thành và vài lời tâm niệm cho sức khỏe, may mắn đến với gia đình đều được.
Sau đây là 1 bài cúng đơn giản “dạng chuẩn” để người cúng tham khảo:
“Lạy Thành Hoàng bản địa, kính lạy Đông trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân. Lạy ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, Tiền chủ và Hậu chủ.
Con tên là…, niên canh…, …tuổi....
Ở tại ngôi gia, số… đường… quận… tỉnh (thành)… (Việt Nam quốc).
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, các vị Táo Quân chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được … (theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ… (hứa hẹn tạ lễ).
Sau khi đợi tàn nhang thì đem vàng mã ra hóa.