Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020

Tăng trưởng cao, trung bình và thấp là ba kịch bản tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 của nền kinh tế Việt Nam vừa được Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra.

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,63%.

Với kịch bản tăng trưởng cao, theo TS. Đặng Đức Anh - NCIF, ít khả năng xảy ra, nhưng cũng có thể đạt được nếu nền kinh tế đạt được những kỳ vọng như kịch bản trung bình, song tiến trình cải cách cũng như chuyển đổi nền kinh tế phải được diễn ra mạnh mẽ hơn. Những nguy cơ đe dọa nền kinh tế như nợ công hay rủi ro hệ thống tài chính được giải quyết triệt để và có những thành tích bước đầu. Với nền tảng tích cực này, không những nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng và ổn định cao hơn, mà còn có thể duy trì được sự phát triển bền vững, tạo tiền đề cho những giai đoạn kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Theo TS. Đặng Đức Anh, trong điều kiện khả quan hơn, kịch bản tăng trưởng kinh tế cao được đưa ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn giai đoạn được dự đoán ở mức từ 7 - 7,02%, với chỉ số lạm phát tương ứng được kiểm soát ở mức 6,1%. Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu đạt 14,68%, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 151,13 tỷ USD, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu đạt 16,71%, tổng kim ngạch nhập khẩu dự báo ở mức xấp xỉ 156,5%, cán cân thương mại vẫn thiên về nhập siêu. Dự báo tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng đạt 7,29%, trong đó tiêu dùng tư nhân tăng tương ứng 7,27%.

Kịch bản trung bình, cũng là kịch bản chủ đạo, với nhiều khả năng xảy ra nhất. Trong đó giả thiết tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình 4%. Tốc độ tăng đầu tư trung bình giai đoạn tăng 7%. Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu đạt 10%, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu đạt 12,5%, cán cân thương mại vẫn chủ yếu là nhập siêu.

Kịch bản thấp, tuy không nhiều khả năng nhưng vẫn có thể xảy ra nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển như mô hình kinh tế cũ, những rủi ro về hệ thống tài chính và nợ công ngày một lớn, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dựa vào tăng quy mô vốn và không khống chế được nhập siêu.

Với ba kịch bản này, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), có 3 thách thức lớn cần phải vượt qua. Đó là phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng cao, chấp nhận tăng trưởng bền vững; thay đổi đối tượng hưởng lợi (hiện nay đang là những người liên quan đến phân bổ nguồn lực gắn với thể chế đang hiện hữu) và thay đổi ưu đãi trong đầu tư (lĩnh vực công nghiệp đang được hưởng nhiều ưu đãi sẽ không được nhận thêm ưu đãi nữa).

Theo khachsanbinhthanh24h.com

Tags: khachsan, kinh tế, viet nam
Các tin khác
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Xem trộm đoạn chat của con gái lớp 7, chị Hà sốc khi thấy cô bé ngoan, học giỏi lại văng tục...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ nhiều khiến phụ nữ trên 40 tuổi...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
​Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Cho rằng bị coi thường, Khôi cầm dao rựa chém ông anh đang ngồi trước máy vi tính ở trong nhà.
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Vé số trúng thưởng gần 100 tỷ của Vietlott lần thứ 3 được phát hành tại TP HCM.
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Anh Đồng là bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM ấn tượng bởi "xin bác sĩ mổ...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Xác định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải taxi, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kiện của Vinasun.

khach san pho co quan binh thanh, khách sạn phố cổ quận bình thạnh