Liên Hiệp Quốc hiện công nhận hợp pháp 180 đồng tiền quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong khi một số đồng bản tệ được giữ giá thấp để hỗ trợ xuất khẩu, nhiều đồng tiền khác mất giá vì chính nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển... Dưới đây là 10 đồng tiền được cho là vô giá trị nhất hành tinh, theo tờ The Telegraph và trang The Richest.
1. Rial Iran (IRR)
Đồng rial của Iran
Gần đây, Tổng thống Iran cho hay nước này có tiềm năng trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 3 thập niên tiếp theo. Hiện Iran đã là nước sản xuất dầu thô lớn trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Phát triển sản xuất dầu mỏ giúp Tehran giải tỏa bớt sức ép tài chính và kịp chi trả các khoản nợ.
Dobra là bản tệ của Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe - quốc đảo nhỏ, lạc hậu và nghèo nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Trung Phi. Hiện 1 USD đổi được 21.700 STD.
Năm 2010, GDP của São Tomé và Príncipe đạt 316 triệu USD. Dầu mỏ được kỳ vọng là yếu tố tạo nên cú hích cho nền kinh tế nước này.
3. Kíp Lào (LAK)
Hiện nay, mỗi USD ngang giá với 8.183 kíp, đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1952.
Lào là nước duy nhất thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không giáp biển. 80% lao động nước này làm nông nghiệp và khoảng 1/3 dân số sống dưới mức nghèo đói. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của Lào là 841 USD.
Đầu năm 2012, Thống đốc Ngân hàng trung ương Lào đã ra thông báo sẽ phát hành tờ tiền giấy mệnh giá 100.000 kíp nhằm khuyến khích người dân nước này sử dụng đồng bản tệ thay vì đô la Mỹ hay đồng baht Thái.
4. Guarani Paraguay (PYG)
Mỗi USD đổi được 5.154 PYG - tiền tệ của Cộng hòa Paraguay. Nước này có khoảng 35% dân số sống trong cảnh nghèo và xấp xỉ 1 triệu người sống dưới mức 2 USD/ngày.
Paraguay là một trong 2 quốc gia nằm kín trong nội địa cả tại Nam Mỹ và Tây Bán cầu.Tiềm năng kinh tế nước này bị hạn chế bới vị trí địa lý nội địa. Cũng do vị trí địa lý, kinh tế Paraguay phụ thuộc rất nhiều vào hai đối tác thương mại chính là Brazil và Argentina.
5. Rupiah Indonesia (IDR)
1 USD đổi được 13.333 rupiah ở Indonesia. Quốc gia Đông Nam Á này chịu tác động mạnh từ cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998. Tỷ giá bản tệ so với USD đã giảm từ khoảng 2.000 IDR xuống 18.000 IDR và nền kinh tế giảm 13,7%.
Từ đó đến nay, đồng rupiah được giữ ổn định ở mức trong khoảng từ 10.000 đến 13.000 IDR ăn 1 USD.
6. Rúp Belarus (BYR)
Tại Cộng hòa Belarus thuộc Đông Âu, 1 USD ngang giá 15.323 BYR.
Belarus có tỷ lệ lạm phát vào khoảng 108% hồi năm 2011. Hơn một nửa doanh nghiệp nước này nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước và công ty thuộc sở hữu nước ngoài chỉ chiếm thấp hơn 4%.
Theo hãng thông tấn Tass, Belarus đã đề xuất dùng rúp Nga thay cho đồng nội tệ từ năm 2008 song đến nay rúp Belarus vẫn còn được lưu hành.
SLL là nội tệ của Cộng hòa Sierra Leone, quốc gia Tây Phi có tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của dịch Ebola năm 2014.
Sierra Leone rất nghèo, có GDP đầu người là 400 USD, thuộc hàng thấp nhất châu Phi. Khoảng 2/3 số dân ở tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp.
8. Franc Burundi (BIF)
Hiện nay, mỗi USD ngang giá 1.577 Franc Burundi - bản tệ của Cộng hòa Burundi. Đây là một trong những nước nghèo nhất thế giới với trên 90% dân số làm nghề nông.
Đồng Franc được Burundi đưa vào sử dụng từ năm 1946 song ngày càng mất giá vì sự lan rộng của xung đột, bất ổn cùng đại dịch AIDS. Mỗi chai nước suối 0,5 lít có giá gần 1.500 Franc Burundi.
Chính phủ Burundi đang có kế hoạch giới thiệu đồng tiền chung mới là Shilling Đông Phi. Loại tiền này sẽ được sử dụng trong 5 nước thành viên Cộng đồng Đông Phi vào cuối năm nay.
9. Shilling Tanzania (TZS)
1 USD đổi được đến 2.262 TSZ. Shilling Tanzania là nội tệ của Cộng hòa Thống nhất Tanzania nằm ở đông Phi.
Cũng như Burundi, Tanzania là một trong những nước nghèo nhất hành tinh. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở đây là 545,2 USD và một bữa ăn bình thường có giá khoảng 4,8 USD.
10. Đô la Zimbabwe (ZWD)
Hiện nay, 1 USD ngang giá với 35 triệu tỉ đô la Zimbabwe. Hồi năm 2008, 50 tỉ đô la Zimbabwe mới chỉ có giá bằng 0,33 USD. Bản tệ của quốc gia châu Phi này có thể được mệnh danh là đồng tiền vô giá trị nhất thế giới.
Zimbabwe có mức lạm phát trung bình năm lên đến 400.000% và ở đây ai cũng có thể trở thành “tỉ phú”: từ thợ mỏ, người thu hoạch bông, người chăm sóc trẻ em hay người bán hàng rong ngoài đường phố.
Hôm 12.6, Ngân hàng trung ương Zimbabwe (RBZ) cho biết nước này bắt đầu “dọn dẹp” hoàn toàn đồng tiền vô giá trị trên và xóa sổ chúng từ tháng 9 năm nay.
Theo khachsanbinhthanh24h.com
Tags: khachsanbinhthanh24h.com, khachsan, tiền tệ, đô la Zimbabwe, Rupiah Indonesia, đồng rúp, tiền mất giá, vô giá trị, đồng tiề